Lãnh đạo Tổng Cục đường bộ cho rằng, cả nước chỉ còn khoảng 1% xe quá tải lưu thông trong phạm vi vùng, qua các tỉnh lân cận.
PV Đời sống & Pháp luật đã có buổi làm việc với lãnh đạo Tổng Cục đường bộ về câu chuyện xe quá tải hoành hành được báo chí phản ánh thời gian qua. Sau đây là cuộc phỏng vấn ông Nguyễn Xuân Cường (Phó Tổng Cục trưởng đường bộ).
- Xem kết quả XSMN nhanh nhất và chính xác nhất
Thưa ông, Tổng cục đường bộ đánh giá thế nào về tình trạng xe quá khổ, quá tải hoạt động trên các tuyến đường thời gian qua?
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch của liên Bộ Giao thông vận tải - Công an, Bộ GTVT đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành, địa phương quyết liệt thực hiện với nhiều giải pháp đồng bộ. Thực tế, trật tự an toàn giao thông có chuyển biến tích cực.
Công tác kiểm soát tải trọng phương tiện được triển khai rộng khắp trên toàn quốc. Các lực lượng chức năng CSGT, TTGT, Thanh tra các Cục QLĐB,... đã khắc phục khó khăn, kiểm soát liên tục 24/24 giờ và 7 ngày trong tuần. Điều này đã tác động mạnh đến các doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe. Xe ô tô chở hàng quá tải đã giảm nhiều, góp phần bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
- Xem thêm: Dự đoán XSTD nhanh nhất trong ngày
Nhìn chung trên phạm vi toàn quốc không còn tình trạng xe quá tải lưu thông đường dài (Bắc - Nam). Chỉ còn khoảng 1% xe quá tải lưu thông trong phạm vi vùng, qua các tỉnh lân cận. Vi phạm tải trọng đường bộ chủ yếu là xe chở vật liệu xây dựng, cung đường vận chuyển ngắn, với mức quá tải 30% - 50%. Tổng thể số lượng xe quá tải đã giảm khoảng 91,5%. (còn khoảng 8,5% xe quá tải).
Do việc kiểm tra và xử lý vi phạm về bốc xếp hàng hóa lên phương tiện tại một số cơ sở đầu nguồn hàng chưa thường xuyên. Các mỏ vật liệu, cảng tư nhân, số địa phương có cảng, mỏ chưa quyết liệt kiểm soát việc xếp hàng lên xe và chưa kiên quyết xử lý. Một bộ phận doanh nghiệp vận tải, chủ hàng, chủ xe, lái xe đã chấp hành nhưng khi thấy lực lượng chức năng sơ hở lại vi phạm.
Vừa qua Bộ GTVT đã có kế hoạch tổ chức đợt cao điểm kiểm soát tải trọng trong 2 tháng cuối năm 2015. Theo Kế hoạch, các địa phương đã chỉ đạo lực lượng chức năng tập trung cao điểm xử lý. Tổng Cục đường bộ chỉ đạo thanh tra của các cục QLĐB chủ động và phối hợp tăng cường kiểm soát tải trọng.
Tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp kiểm soát tải trọng phương tiện. Nâng cao hiệu quả phát hiện, xử lý vi phạm, bảo đảm số xe vi phạm trong số xe dừng cân kiểm tra đạt tỷ lệ từ 70% trở lên. Hạn chế đến mức thấp nhất việc dừng xe kiểm tra mà không vi phạm. Các vi phạm được phát hiện trên tuyến phải được làm rõ quá trình vi phạm.
- Xem thêm: Xem kết quả và XO SO nhanh nhất
Chỉ đạo thanh tra giao thông nắm bắt tình hình, phản ánh của báo chí và người dân; thanh tra đột xuất trên các tuyến đường. Tập trung kiểm tra tại các nơi đầu nguồn hàng, cảng, bến, mỏ vật liệu, công trình, dự án lớn. Đặc biệt xử lý các trường hợp san tải trước khi vào cảng, dồn tải sau khi ra khỏi cảng.
Tổng Cục cũng sẽ tăng cường kiểm tra việc thực thi công vụ của cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ kiểm soát tải trọng xe trên tuyến.
Quý I, II/2016, Chính phủ sẽ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 171/2013/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong Nghị định mới, sẽ tăng chế tải xử phạt đối với xe quá tải. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Điều chỉnh Quy hoạch tổng thể trạm kiểm tra tải trọng xe đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”. Hệ thống kiểm soát tải trọng sẽ được triển khai trên toàn bộ hệ thống quốc lộ, đường cao tốc và những đường có nhiều xe tải lưu thông.
Blogger Comment