Trung Quốc miệng nói hữu hảo với Việt Nam nhưng lại đi chiếm lãnh thổ

Chúng ta không khuyến khích chủ nghĩa dân tộc cực đoan, nhưng cũng phải nhìn lại xem phía Trung Quốc đã cư xử với chúng ta như thế nào. Miệng họ nói hữu hảo, nhưng họ lại đi chiếm lãnh thổ của ta".

Ông Vũ Khoan đã thẳng thắn nhận định về quan hệ Việt-Mỹ trước thềm chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Mỹ Barack Obama vào cuối tháng 5 này, tình hình Biển Đông và một số vấn đề nóng khác...
  • >> Tường thuật xo so truc tiep được update liên tục sau khi ban tổ chúc coi giải

Nhiều vấn đề quan trọng sẽ được bàn thảo

Nhiều người cho rằng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Barack Obama vào cuối tháng 5 này sẽ mở ra một triển vọng hợp tác mới. Tuy nhiên, có người lại cho rằng, đây chỉ là chuyến thăm xã giao vì ông Obama đã ở cuối nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ rồi. Là nhà hoạt động ngoại giao lâu năm, lại từng là quan chức cao cấp của Đảng và Nhà nước, theo ông Việt Nam hy vọng gì ở chuyến thăm này?

- Thật ra những chuyến thăm ngoại giao cấp cao thường có tính biểu tượng rất cao, cho dù nó không đưa đến một thỏa thuận cụ thể nào. Bản thân chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Obama đã nói lên tầm quan trọng của nó rồi. Chuyến thăm này nằm trong khuôn khổ của một tính toán chính trị, hay nói đúng ra là tính toán chiến lược rất quan trọng của Mỹ.

Chuyến đi diễn ra trong bối cảnh Mỹ đang chuyển hướng chiến lược xoay trục sang Châu Á- Thái Bình Dương (TBD). Mà trong Châu Á- TBD thì Việt Nam luôn có vị trí địa chính trị, địa kinh tế cực kỳ quan trọng.
  • Đọc thêm: Bạn đang ở tỉnh Sóc Trăng?.Hãy truy cập vào Xo so Soc Trang để xem kết quả xổ số coi bạn có là người may mắn hôm nay không.

Điều đầu tiên tôi muốn nhấn mạnh đến tính biểu tượng của chuyến thăm này. Thứ nhất, nó thể hiện chính sách của Mỹ coi trọng Châu Á-TBD trong đó coi trọng Việt Nam. Thứ hai, nó đánh dấu một bước phát triển thêm nữa quan hệ Việt Nam- Hoa Kỳ, vì nếu nhìn lại 21 năm vừa rồi thì mối quan hệ đó được tịnh tiến từng bước: năm 1993 Tổng thống Bill Clinton bắt đầu bãi bỏ cấm vận, đến 1995 thì thiết lập quan hệ ngoại giao, đến 2000 mới ký Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (BTA), rồi 2006 mới kết thúc đàm phán WTO và ông George W.Bush lần đầu tiên thăm Việt Nam, rồi tiếp sau đó là năm 2005 Thủ tướng Phan Văn Khải sang thăm chính thức Hoa Kỳ, tiến lên một bậc cao là năm 2015 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang thăm Hoa Kỳ, vào nhà Trắng- tất cả những chuyện đó đánh dấu những bước phát triển mới. Việc Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam lại đánh đấu một bước tiến thêm một bước mới nữa.

Điều thứ hai tôi muốn nói tới là tính thực tế của chuyến thăm. Tại cuộc gặp cấp cao lần này, hai bên Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đề ra đường hướng đẩy mạnh phát triển quan hệ giữa hai nước. Có thể có người lo ngại rằng, ông Obama sắp hết nhiệm kỳ đến nơi rồi, ông ấy đề ra đường hướng gì nữa. Chúng ta cần hiểu rằng, với nước Mỹ, bất kể ai cầm quyền thì chính quyền đó đều phải đặt lợi ích của nước Mỹ lên hàng đầu. Mà như tôi đã nói, khu vực châu Á-TBD là khu vực chiến lược có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong chiến lược toàn cầu của nước Mỹ.

Theo ông, trong chuyến thăm Việt Nam lần này hai bên sẽ trao đổi cụ thể những vấn đề gì?

- Về kết quả của những vấn đề cụ thể còn phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa hai bên. Tuy nhiên, hàng loạt vấn đề quan trọng đang chờ hai bên và chắc chắn lãnh đạo cấp cao hai nước sẽ phải trao đổi. Ví dụ vấn đề TPP, hai nước cùng là thành viên TPP thì sẽ phê chuẩn thế nào? Sẽ thực hiện thế nào? Rồi Mỹ cần giúp đỡ Việt Nam thế nào để thực hiện TPP… Tôi chắc đấy sẽ là vấn đề mà hai bên sẽ dành nhiều thời gian để trao đổi.
  • Chúng ta cùng nhau xem lại bảng xsmn  miền nam hôm qua xem những bộ số nào xuất hiện đặc biệt trên bảng kết quả xổ số của các tỉnh khu vực này

Vấn đề thứ hai mà Việt Nam và Mỹ quan tâm nữa là hợp tác quốc phòng. Lĩnh vực hợp tác này cũng đã có những bước tiến rất dài rồi, nhưng hiện vẫn còn một vướng mắc là Chính phủ Mỹ mới gỡ bỏ một phần lệnh cấm buôn bán vũ khí sát thương với Việt Nam. Ngày càng có nhiều tiếng nói của dư luận Mỹ đòi phải bỏ lệnh cấm vận ấy đi đối với Việt Nam. Tôi chắc đó cũng là đề tài mà hai bên sẽ đàm phán.

Đề tài thứ ba là vấn đề Biển Đông. Lập trường của chúng ta về vấn đề này thế nào thì ai cũng biết và lập trường của Mỹ thế nào ai cũng rõ. Vì hai bên cùng đều có mối quan tâm chung nên chắc cũng phải trao đổi tìm ra giải pháp nhằm giữ ổn định tình hình ở Biển Đông. Rồi thì vấn đề tự do hàng hải, an toàn hàng hải cũng là những cái cần phải trao đổi, thỏa thuận.

Vấn đề thứ 4 là ASEAN. Mỹ rất coi trọng khối ASEAN. Cuộc gặp của Tổng thống Obama với lãnh đạo 10 nước ASEAN vừa rồi ở Sunnylands, California cho thấy Mỹ đánh giá ASEAN rất quan trọng, mà Việt Nam lại là thành viên tích cực của ASEAN. Vì vậy, tôi nghĩ đề tài Mỹ - ASEAN sẽ là vấn đề mà hai bên có thể trao đổi được, hay đề tài Mỹ và sông Mê Kông. Mỹ có một diễn đàn với các nước sông Mê Kông hoạt động nhiều năm nay rồi, trong bối cảnh mới hạn hán, biến đổi khí hậu như thế, tôi nghĩ đề tài hợp tác chống biến đổi khí hậu hoặc hợp tác trên sông Mê Kông cũng là một đề tài để mà thảo luận.

Đừng kỳ vọng ai cứu nếu mình không tự cứu

Vậy cách nhìn nhận của ông về vấn đề này như thế nào với tư cách là một nhà lãnh đạo ngành ngoại giao kỳ cựu?

- Thái độ của tôi là coi trọng những việc như vậy. Tuy nhiên làm được đến đâu, và làm như thế nào thì tùy thuộc rất nhiều nhân tố, mà trong đó nội lực của chúng ta là cực kỳ quan trọng. Nội lực ở đây là cả nội lực vật chất, nội lực tinh thần. TPP có đấy nhưng chúng ta có tận dụng được lợi ích mà nó mang lại hay không là do chính chúng ta, chứ không phải “trên trời” rơi xuống, nên đừng có tư tưởng “há miệng chờ sung”.
Share on Google Plus

About levietinet

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment